Ảnh hưởng của hóa chất khi tiếp xúc với mắt

Tổn thương mắt có thể bị gây ra bởi cả hai loại hóa chất có tính axit và có tính kiềm

Khi một hóa chất có tính axit hoặc tính kiềm phun hoặc văng vào mắt có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng cho các mô tế bào mắt. Hóa chất có tính axit thường sẽ gây tổn thương bề mặt của mắt trong khi hóa chất có tính kiềm có thể thâm nhập nhanh vào các khoang bên trong của mắt.

Cả hai loại hóa chất axit và kiềm điều có thể gây mù mắt

Hóa chất có tính axit sẽ làm cho protein đông lại trong biểu mô giác mạc. Điều này có thể hạn chế sự thâm nhập sâu hơn của hóa chất nhưng nó vẫn có thể gây những tổn thương nghiêm trọng cho giác mạc. Tuy nhiên không phải tất cả các hóa chất có tính axit chỉ tác dụng lên bề mặt bên ngoài của mắt, ví dụ như axit HF (hydrofluoric) có thể thâm nhập vào bên trong tế bào mắt. Hóa chất có tính kiềm có thể nhanh chóng đi vào khoang bên trong của mắt tiếp xúc toàn bộ cấu trúc của mắt và phá hủy. Hóa chất có tính kiềm có thể làm chết tế bào mắt.

Những phút đầu tiên cực kỳ quan trọng
Khi hóa chất phun hoặc văng vào mắt được xem là một trường hợp khẩn cấp bởi vì những tổn thương nghiêm trọng đến mô mắt bắt đầu xảy ra ngay lập tức. Việc rửa mắt luôn luôn được xem là biện pháp xử lý đầu tiên trong tình huống này. Một bồn rửa mắt khẩn cấp nên được đặt tại vị trí chiến lược nơi người lao động có nguy cơ tiếp xúc với hóa chất độc hại. Tiêu chuẩn ANSI yêu cầu bồn rửa mắt khẩn cấp phải được đặt tại vị trí trong khoảng 10 giây đi bộ để đảm bảo người lao động có thể rửa mắt nhanh chóng.
Làm loãng hóa chất và rửa sạch

Hóa chất cần được làm loãng và rửa sạch hoàn toàn bởi vì những tổn thương có thể tiếp tục xảy ra lâu hơn nếu còn sót lại chút hóa chất nào trong mắt. Tiêu chuẩn ANSI yêu cầu nạn nhân phải rửa sạch mắt đủ 15 phút để đạt được hiệu quả rửa mắt tốt nhất.

Phun hoặc văng hóa chất có thể xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau

Phun hoặc văng hóa chất vào mắt có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như dạng lỏng, dạng khí, hơi sương, hơi nước thậm chí cả khói độc.

Kính áp tròng và hóa chất
Đeo kính áp tròng khi làm việc trong môi trường hóa chất có thể gây ra một số vấn đề nếu bị hóa chất phun hoặc văng vào mắt. Kính áp tròng có thể tích tụ hóa chất. Nếu đeo kính áp tròng mà bị hóa chất độc hại văng vào mắt thì nên rửa mắt ngay lập tức và đồng thời gõ bỏ kính áp tròng.

 

Tất cả phụ thuộc vào độ PH

Tính kiềm hay axit của một hóa chất được gọi là độ PH. Thang đo độ PH từ 1 đến 14. Tính trung hòa của hóa chất nằm ở mức 7. PH của hóa chất thấp hơn mức 7 được xem là tính axit, cao hơn mức 7 được xem là tính kiềm. Khi xác định đặc tính của một loại hóa chất nếu độ PH càng cao hoặc càng thấp so với mức 7 thì hóa chất càng nguy hiểm cho mắt.

Kính bảo hộ, kính chống hóa chất và bồn rửa mắt khẩn cấp
Không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ lây nhiễm hóa chất độc hại tại nơi làm việc. Việc quản lý và trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cần thiết là biện pháp phòng ngừa tốt nhất để đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc trong môi trường hóa chất. Khi người lao động làm việc với những loại hóa chất ăn mòn có thể văn hoặc phun vào mắt họ nên đeo kính bảo hộ như là biện pháp phòng ngừa đầu tiên để bảo vệ mắt. Một bồn rửa mắt khẩn cấp được đặt ở vị trí phù hợp được xem là biện phát phòng ngừa thứ hai trong trường hợp tai nạn mắt xảy ra. Việc đánh giá mối nguy hiểm cùng với huấn luyện nhân viên có thể giảm những tai nạn lao động.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *